Tam thất là cây thân nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 30 – 60 cm, mọc đứng, không phân nhánh, vỏ trơn, màu xanh có rãnh dọc. Lá kép có 3 đến 4 lá kiểu bàn tay xòe, mọc vòng ôm lấy thân. Hầu hết các bộ phận của tam thất đều có chứa dược liệu, song nhiều nhất là củ rễ, do đó củ tam thất được thu hái và sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Tam thất bắc phân bố nhiều ở miền khí hậu lạnh, các nước đông bắc Á và các tỉnh miền núi Sapa, Hà Giang, Lạng Sơn nước ta.
Giá trị của củ tam thất trong y học
Củ tam thất giờ đây không còn là bài thuốc gia truyền, chỉ áp dụng trong phạm vi hạn hẹp mà khoa học hiện đại đã chứng minh được giá trị tuyệt với của tam thất trong y học.
Tác dụng điển hình và nổi bậc nhất của tam thất từ xưa đến này là cầm máu tiêu sưng, tan máu bầm, giảm đau. Loại củ rừng quý hiếm đã từng cứu sống rất nhiều người. Ngăn chặn kịp thời việc xuất huyết làm giảm đau đớn cho người bị thương.
Bên cạnh đó tam thất còn được biết đến là cứu tinh đối với nữ giới chữa các bệnh rong kinh, băng huyết, thống kinh, đau bụng kinh, đặc biệt là trong sinh nở, hạn chế mất máu và những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Hơn nửa, là ngăn chặn việc chảy máu trong, xuất huyết nội tạng do chấn thương, do bệnh tật. Nhiều công trình nghiên cứu cũng khẳng định tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng hồi phục tốt cho người sau sinh, người ốm dậy, hay sau phẫu thuật của tam thất.
Ngoài ra, một phát hiện mới mang tầm bức phá là tam thất có thể tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh về ung bướu, tiêu khối u, kéo dài sự sống
Những lưu ý khi dùng củ tam thất
Củ tam thất chứa nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch phải từ 3-7 năm là tốt nhất, thu hái quá sớm sẽ không đạt kết quả trị liệu như mong đợi. Tuy nhiên, nếu để quá lâu củ sẽ sơ già, không tốt.
Đồng thời cũng hết sức lưu ý đến phương pháp và cách thức thức sử dụng, cùng những kiêng kỵ nhất đinh phải lưu ý khi dùng tam thất bắc.
Khi sơ chế tuyệt đối không rang, sao tam thất với dầu mỡ
Thông thường, phụ nữ mang thai tránh sử dụng tam thất
Không nên dùng củ tam thất bồi bổ cho trẻ em. Vì cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về các chức năng.
Tránh dùng tỏi, gừng, thức ăn cay và các chế phẩm có chứa tỏi, gừng trong thời gian dùng thuốc tam thất trong cầm máu vết thương,
Có thể bạn quan tâm:
Một Số Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Bị Suy Nhược Thần Kinh
Suy nhược thần kinh là bệnh lý thuộc nhóm loạn thần [...]
Trị Nám Da Hiệu Quả Với Những Phương Pháp Tự Nhiên
Việc để da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt [...]
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường là tình trạng tăng lượng đường trong máu [...]
Làm Thế Nào Để Cải Thiện Tình Trạng Hay Mệt Mỏi, Mất Ngủ
Với những người hay mệt mỏi, mất ngủ thì sức khỏe [...]
Phụ Nữ Nên Ăn Gì Để Tăng Cường Sinh Lý
Suy giảm chức năng sinh lý nữ là một hiện tượng [...]
Tai Biến Mạch Máu Não Nguy Hiểm Như Thế Nào
Tai biến mạch máu não là bệnh lý có các biểu [...]