Măng khô được làm như thế nào

Măng khô rừng khá đặc trưng của vùng Tây Bắc nước ta. Ngày nay, măng khô vẫn hiện hữu nhiều trong đời sống thường ngày. Là nét văn hóa của người Miền Trung khi trên mâm cỗ ngày tết thường có món ăn đặc trưng này.
cach-chon-va-bao-quan-mang-kho

Với vị dai, ngọt thanh đậm đà, măng khô luôn cuốn hút mọi thực khách. Tuy nhiên, để biết chính xác khâu chế biến để măng tươi trở thành măng khô thì không phải ai cũng biết.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát và cụ thể hơn về măng khô-món ăn từ núi rừng.

Các công đoạn làm ra măng khô

Măng tươi sỡ dĩ phải chế biến kì công thành măng khô là vì mục đích bảo quản được lâu, và dự trữ thức ăn.Măng tươi đầu tiên sẽ được tách bỏ lớp vò ngoài. Rửa sạch, cắt bỏ phần gốc già và tiến hành thái mỏng, tùy vào sở thích và mục đích mà có những kích cỡ khác nhau, nhưng thông thường là 0.3 mm.
mang tuoi rung
Luộc thật kĩ, khi nào thấy măng mềm, vàng nhạt là được. Sau đó vớt ra, để qua đêm đảm bảo cho măng thật ráo.Cuối cùng là đem phơi, Măng được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Phải canh lật, trở măng. Nếu nắng tốt thì 3 ngày là măng khô không thì mất 5 -7 ngày. Công đoạn này đòi hỏi sự tinh ý của người phơi, phải canh nắng để trở, cho măng khô đều. Một trong những khâu quyết định đến vị, độ giai của măng khô sau thành phẩm.
Măng sau phơi sẽ có màu ngã sang nâu, không bóng. Thông thường chỉ những loại măng có tẩm hóa chất, để giữ lâu thì mới có màu sắc bắt mắt. Đây cũng là lưu ý khi tiếp cận với thực phẩm này.

Trả lời