Theo Đông y, ba kích tím có vị ngọt, cay, tính ẩm, quy kinh thận, tác dụng bổ thận, tráng dương, chữa xuất tinh sớm, di tính, đau xương khớp, đau lưng đau gối… rất hiệu quả.
Bồi bổ sức khỏe với rượu ba kích tím sẽ giúp bổ thận sinh tinh, kéo dài thời gian quan hệ, tăng sinh lực, tăng cường sinh lý, trị các bệnh liệt dương, mộng tinh, gân xương mềm yếu, chóng mặt, tiêu chảy…
Vậy ngâm rượu ba kích tím như thế nào để đạt chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bước ngâm rượu ba kích tươi cực chuẩn trong bài viết sau đây nhé!
Trước tiên, chúng ta cần biết cách phân biệt các loại ba kích có trên thị trường hiện nay để có thể lựa chọn được củ ba kích ngâm rượu tốt nhất.
- Ba kích trồng: vì trồng cùng một thời điểm nên của khá đồng đều, củ mọng nước, vỏ mỏng và nhẵn, không bị sâu hà, không có vết sần sùi của thời gian, không có một đốt xoắn vặn nào.
- Ba kích tự nhiên trong rừng: củ nhiều vết xoắn vặn ngoằn nghoèo, rất cứng, có thể bị sâu hà đục, vỏ bị xước do bám vào kẽ đá trong quá trình đào bới bị xước.
- Ba kích khô Trung Quốc: có hình thức rất đẹp do bị hấp nhũn sau đó rút lõi, củ ba kích tròn xoe từng lóng một nhưng dược liệu đã bị rút sạch trong quá trình hấp.
Cách ngâm rượu ba kích tươi :
Nguyên liệu:
- 1 kg ba kích tươi
- 5 lít rượu nếp trắng từ 40 độ trở lên (rượu đã được để vài tháng thì càng tốt)
Cách làm:
- Rửa sạch ba kích bằng nước nhiều lần, nước cuối cùng rửa bằng rượu trắng, sau đó để cho ráo nước.
- Ba kích đã ráo nước thì tiến hành bóc lõi bỏ đi chỉ lấy lại phần thịt của củ.
- Ngâm vào chum sành ngâm rượu hoặc bình thủy tinh.
Ngâm rượu ba kích ít nhất 6 tháng mới có thể dùng ngon được. Nên hạ thổ rượu để đạt hiệu quả cao hơn. Tiêu chuẩn rượu ba kích thành phẩm là phải đạt màu sắc tím đẹp không bị vẩn đục, uống xong không bị nhức đầu, uống rượu vào chắc rượu và có vị ba kích đặc trưng.
Bên cạnh đó, người ta còn ngâm ba kích tím với các vị thuốc khác như nấm ngọc cẩu, sâm cau, nhục thung dung, dâm dương hoắc… để tăng cường chức năng bồi bổ sinh lý của loại rượu này.
Ngoài ra,ba kích còn dùng để làm hoàn sử dụng chăm sóc sức khỏe rất tốt: sừng hươu 200g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, ba kích 80g, tiểu hồi 60g, quế nhục 30g,phụ tử chế 16g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g hoặc dưới dạng ngâm rượu ba kích.
Tham khảo: Một số loại cây mọc hoang hỗ trợ sức khỏe Nam Giới
Có thể bạn quan tâm:
Một Số Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Bị Suy Nhược Thần Kinh
Suy nhược thần kinh là bệnh lý thuộc nhóm loạn thần [...]
Trị Nám Da Hiệu Quả Với Những Phương Pháp Tự Nhiên
Việc để da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt [...]
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường là tình trạng tăng lượng đường trong máu [...]
Làm Thế Nào Để Cải Thiện Tình Trạng Hay Mệt Mỏi, Mất Ngủ
Với những người hay mệt mỏi, mất ngủ thì sức khỏe [...]
Phụ Nữ Nên Ăn Gì Để Tăng Cường Sinh Lý
Suy giảm chức năng sinh lý nữ là một hiện tượng [...]
Tai Biến Mạch Máu Não Nguy Hiểm Như Thế Nào
Tai biến mạch máu não là bệnh lý có các biểu [...]